Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Trấu Nghiền Giá Rẻ: Trấu Nghiền Giá Rẻ (Sản xuất sơn chống cháy, chống...

Trấu Nghiền Giá Rẻ: Trấu Nghiền Giá Rẻ (Sản xuất sơn chống cháy, chống...: Trấu Nghiền Giá Rẻ Một công ty trong nước đã sản xuất thành công loại sơn chống cháy, chống đạn được làm từ  vỏ trấu  của hạt lúa với giá ...

Trấu Nghiền Giá Rẻ (Sản xuất sơn chống cháy, chống đạn, vật liệu xây dựng làm từ Vỏ Trấu)

Trấu Nghiền Giá Rẻ
Một công ty trong nước đã sản xuất thành công loại sơn chống cháy, chống đạn được làm từ vỏ trấu của hạt lúa với giá bán chỉ bằng 1/3 giá sơn chống cháy ngoại.
Ngày 10/01, Hội thảo về vật liệu ứng dụng sơn trong công tác phòng cháy, diễn ra tại TP Vũng Tàu, nhận được sự quan tâm của nhiều công ty xây dựng, các cơ quan ban ngành liên quan đến lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Tại hội thảo, đã công bố loại sơn chống cháy nano làm từ vỏ trấu. Đây là loại sơn chống cháy hệ nước, sử dụng công nghệ nano từ vỏ trấu đầu tiên trên thế giới được một công ty sơn Việt Nam sản xuất thành công. Loại sơn này có thể sơn trên nhiều vật liệu như gỗ, bê tông, thạch cao, sắt.


Buổi hội thảo còn thực nghiệm , đốt các mẫu vật liệu đã được phủ sơn chống cháy nano Vỏ Trấu. Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả bảo vệ chống cháy đạt xấp xỉ 360 phút, vượt qua mức 1 là mức cao nhất được tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định.
Ông Trần Trung Thành, Phó cục trưởng, Cục PCCC & Cứu hộ Cứu nạn cho biết, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại sơn chống cháy, nhưng loại sơn chống cháy chất liệu nano là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Qua thí nghiệm tại chỗ cho thấy thời gian chống cháy của loại sơn này lâu hơn. Việc sản xuất sơn nano vỏ trấu còn tận dụng được vỏ trấu, một loại phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng, nội thất khá thích thú với loại sơn mới này. Ông Hoàng Tiến Lập, đại diện công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Hoàng Phú cho biết, việc sản xuất thành công sơn chống cháy nano chất lượng cao trong nước góp phần giảm giá thành thi công, tiết kiệm thời gian chờ nhập hàng từ nước ngoài.
Ngoài sơn chống cháy, PGS.TS Nguyễn Thị Hòe, đã nghiêm cứu thành công sơn chống đạn, sơn tự làm sạch, và sơn kháng khuẩn. Trong đó sơn chống đạn đã thực nghiệm bằng đạn thật tại Campuchia, nhưng chưa được thương mại hóa.
Sử dụng vỏ trấu làm nguyên liệu phát điện không những không gây ô nhiễm, mà lượng tro thu được sau khi đốt lại có giá trị không nhỏ. Tập đoàn Torftech của Anh cho biết, sau khi đốt mỗi tấn vỏ trấu sẽ tạo ra 180kg tro, có giá trị là 100 USD, có thể sử dụng làm phụ gia cho xi măng và có thể thay thế trực tiếp SiO2 trong xi măng.

Đương nhiên, các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra vỏ trấu có giá trị khi sử dụng làm nguyên liệu xây dựng. Trong trấu có chứa hàm lượng SiO2 rất nhiều, mà đây lại là thành phần chính trong xi măng, nhưng con người muốn tận dụng tro thu được sau khi đốt vỏ trấu làm nguyên liệu thay thế xi măng, thì phương pháp này sẽ tạo ra hàm lượng Carbon trong tro vỏ trấu rất cao, không thể thay thế thành phần xi măng.
Mới đây, theo tin từ Discovery, dưới sự hỗ trợ của các quỹ khoa học xã hội, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một phương pháp gia công vỏ trấu mới, có thể đồng thời sử dụng tro vỏ trấu làm thành phần trong xi măng, thúc đẩy sự phát triển nguyên liệu xây dựng sạch.
Rajan Vempati - Tổng giám đốc tập đoàn CHK bang Texas Mỹ cho biết, hiện tại họ đã hợp tác với một nhóm nghiên cứu và tìm ra một phương pháp gần như không còn Carbon trong thành phần tro vỏ trấu. Phương pháp mới này là cho vỏ trấu vào lò đốt, đốt ở nhiệt độ 800oC, cuối cùng chỉ còn lại những hạt SiO2 có độ tinh khiết cao. Tại hội nghị hóa chất sạch và công trình được tổ chức tại phân hiệu trường Đại học Maryland Park, Vempati cùng với nhóm nghiên cứu của ông đã giới thiệu về kết quả nghiên cứu của họ.
Vempati cho biết: “Cho dù trong quá trình đốt cũng sẽ tạo ra CO2, nhưng nhìn chung vẫn là Carbon trung hòa, bởi lượng Carbon sẽ bị triệt tiêu bởi sản phẩm lúa mới hàng năm sẽ hấp thu chúng.
Trên thực tế, việc sử dụng bê tông và tiêu hao đặt ra vấn đề khó khăn khi gây ra sự biến đổi khí hậu. Mỗi tấn xi măng dùng để sản xuất bê tông, thì phải xả ra không trung một tấn CO2. Mà trong phạm vi toàn thế giới, việc sản xuất xi măng chiếm 5% lượng thải khí Carbon trong tất cả những hoạt động của con người.
Ông Jan Olek thuộc trường Đại học Purdue Mỹ cho biết: “Sở dĩ tro vỏ trấu chưa thể làm thành phần chính trong xi măng là bởi vị hàm lượng Carbon quá cao. Nếu có thể giải quyết vấn đề này, thì tro vỏ trấu sẽ trở thành nguyên liệu tốt của bê tông, từ đó có thể giảm bớt đi lượng Carbon thải ra từ ngành bê tông.”


Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bê tông nếu thêm tro vỏ trấu sẽ cứng chắc hơn và có khả năng chống xâm thực cao hơn. Nhóm nghiên cứu dự đoán, việc sửa chữa các ngôi nhà cao tầng, trụ cầu hay bất kỳ công trình nào gần biển hay trên nước, nếu như sử dụng tro vỏ trấu thay thế 20% xi măng, thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho bê tông.
Nhóm nghiên cứu của Vempati hiện đang tiến hành một thí nghiệm, nếu như có thể chứng minh phương pháp đốt vỏ trấu ở nhiệt độ cao có hiệu quả, họ sẽ huy động nguồn vốn bắt đầu xây dựng lò cỡ lớn, và dự kiến sẽ sản xuất tro vỏ trấu với sản lượng 15.000 tấn/năm.
Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm, nếu việc sản xuất tro vỏ trấu đi vào ổn định, tận dụng tất cả nguồn vỏ trấu ở Mỹ thì có thể thu được lượng tro vỏ trấu là 2.1 triệu tấn/ năm. Trên thực tế, đối với những quốc gia đang phát triển tiêu thụ lúa gạo và bê tông rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... tiềm năng phát triển của tro vỏ trấu là rất lớn.


Công ty Cổ Phần Đầu Tư Lam An
ĐT: 0963512301- 0973717380
  • Địa chỉ: CSSX- Xóm 1 - Giao Long - Giao Thủy - Nam Định.
  • VPĐD1:Phòng 530 - Tòa Nhà CT5B -Khu ĐT Mễ Trì Thượng - Nam Từ Liêm -TP.Hà Nội
  • VPGD2: Tầng 7, Tòa ABACUS 58 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Q1,TP. Hồ Chí Minh